TRỞ LÊN ĐẦU TRANG

In 3D là gì ? Nguyên lý in 3D

09:57 |
Định nghĩa in 3D

In 3d  là in ra một vật thể 3d có thể sờ mó, quan sát, cầm nắm được chứ không phải là in ra một hình ảnh mà ta nhìn vào nó nổi khối 3 chiều gần giống như ngoài đời. Để in ra vật thể 3d ta cần sử các máy in 3D.


Chuẩn bị 1 bản vẽ 3D, cho nguyên liệu vào máy và mô hình tháp Eiffel chính là sản phẩm in 3d

Nguyên lý in 3D

Để dễ hình dung ta tưởng tượng như sau: Có lẽ ai cũng đã nghe tới chụp cắt lớp CT, máy CT có nhiệm vụ là chụp từng lớp cắt ngang từ cổ lên đến đỉnh đầu của chúng ta (nếu ta chụp cắt lớp đầu), khi ta xem tấm phim CT ta thấy rất nhiều tấm hình mặt cắt với vòng ngoài là lớp xương sọ, bên trong hình thù cắt lát của não bộ và các cơ quan.


[​IMG]

Nếu giả sử ta đem in từng tấm hình CT lắt cắt này ra giấy rồi đem xếp chồng các tờ giấy đó lên nhau, từng tờ từng tờ một theo thứ tự. Giả sử như mực in trên tấm giấy bên trên kết dính với mực in ở tấm giấy bên dưới. Bây giờ ta sẽ được một chồng giấy hình hộp chữ nhật, sau đó ta đem loại bỏ hết phần giấy trắng dư thừa. Lúc này ta sẽ được một khối mực in 3D có hình dạng chính là cái đầu của chúng ta, và nó có đầy đủ tất cả các bộ phận từ bên trong lẫn bên ngoài.

Vậy in 3D là in ra nội dung (hình cắt CT bên trên) lên từng lớp ( tờ giấy bên trên) , các lớp được in lần lượt chồng liên tiếp lên nhau, từng lớp từng lớp. Mực in chính là vật liệu muốn áp lên vật thể 3d, có thể là nhựa, giấy, bột, polymer, hay kim loại … , các vật liệu này có đặc điểm là có sự kết dính với nhau để vật liệu lớp bên trên kết dính với lớp bên dưới được.

Ngày nay do độ phổ biến và để dễ hình dung người ta gọi là in 3D, thực chất trong công nghiệp người ta gọi in 3D là tạo mẫu nhanh. Gọi là tạo mẫu nhanh vì so với các phương pháp gia công chế tạo vật thể 3d ( mẫu ) khác như cắt, gọt, tiện, phay, bào, nặn …. Thì phương pháp này cho phép tạo ra mẫu nhanh hơn.

Cách thức hoạt động của máy in 3D

Mô hình của một vật thể trước hết sẽ được vẽ bằng một bản vẽ 3D trên máy tính, bản vẽ này có thể được vẽ bởi kỹ sư hoặc dùng một máy scan 3D để tạo ra bản vẽ đó. Sau đó người ta sẽ dùng phần mềm "xắt - cắt" bản vẽ ấy thành hàng trăm, hàng ngàn lớp mỏng nằm ngang. Máy in 3D sẽ đọc bản vẽ đó và tạo ra từng lớp mỏng nằm ngang chính xác như trong bản vẽ, sau khi các lớp mỏng đó được tạo ra chú sẽ được sắp xếp và kết gắn với nhau và chúng ta sẽ không thấy được những lớp đó khi vật thể được hoàn thành.

Ngày nay công nghệ in 3D phát triển rất đa dạng, với mỗi sản phẩm 3D có thể được in ra với nhiều loại vật liệu khác nhau, vật liệu dạng khối, dạng lỏng, dạng bột bụi. Với mỗi loại vật liệu cũng có nhiều phương thức để in như sử dụng tia laser, dụng cụ cắt, đùn ép nhựa … Cách thức in thì có in từ dưới lên, in từ đỉnh xuống.

Để dễ hình dung mời bạn xem Video sau đây để hiểu quá trình hoạt động của máy in 3D



Với những ưu điểm của mình, in 3D đã và đang được ứng dụng rất nhiều trên thế giới và hứa hẹn mang đến rất nhiều tiện ích cho con người.
Read more…

Cách chọn mua UPS có công suất và dung lượng phù hợp

02:49 |
Một trong những tiêu chí đầu tiên để chọn mua và sử dụng bộ lưu điện là công suất và dung lượng. Chúng ta cần tính toán tổng công suất các thiết bị tiêu thụ điện trong nhà khi mất điện để lựa chọn công suất ups phù hợp. Thêm vào đó cũng cần dự trù thời gian lưu điện đủ để đảm bảo hoàn tất mọi công việc đang dang dở qua đó chọn dung lượng ắc quy.



Chọn mua UPS có công suất phù hợp

Để bắt đầu, chúng ta phải xác định được những cái gì mình cần dùng qua bo luu dien ups khi điện lưới bị cắt. Nếu ở gia đình thì quạt, thắp sáng, tủ lạnh, ...
Lưu ý là mọi thiết bị điện, điện tử, ... đều được nhà sản xuất ghi rõ công suất tiêu thụ điện và được in hoặc dán đâu đó trên thiết bị. Có thể là ghi bằng chỉ số watts (w), có thể ghi bằng V-A (để quy đổi thành watts từ V-A, chỉ việc lấy số V nhân với số A là được).

>> 1 số loại Ups công suất lớn : ups 3kva , ups 6 kva , ups 60 kva , ups 10 kva
Công suất ghi trên thiết bị là công suất tối đa mà thiết bị đó có thể đạt đến, thường được gọi là công suất đỉnh hoặc công suất danh định (nominal). Thực tế trong điều kiện hoạt động bình thường thì ít khi nào thiết bị đạt đến 100% công suất tối đa của nó. Công suất tiêu thụ thực tế là công suất khi thiết bị hoạt động ở chế độ bình thường.
Ví dụ, nguồn máy tính ghi là 350W. Đây là công suất tối đa của nguồn có thể đáp ứng. Tuy nhiên, với một chiếc máy tính thông thường đủ các bộ phận chuẩn dùng màn hình LCD 15" thì công suất tiêu thụ thực tế của máy tính này khoảng 150w-200w.
Công suất UPS thường được ghi bằng VA. Lấy chỉ số VA này nhân với hệ số công suất (Power Factor) của ups (PF=0.6, 0.7, 0.8, 0.9, 1) sẽ cho ra chỉ số Watts. PF của từng loại, hiệu UPS, Inverter khác nhau có thể sẽ khác nhau, dao động từ 0.6 đến 1 (PF càng gần với 1 càng tốt). Khi chọn mua UPS hoặc Inverter, chúng ta nên chọn loại có công suất gấp đôi so với tổng công suất mình cần dùng. Giả sử bạn dùng cho văn phòng hoặc gia đình với tổng các thiết bị đầu cuối vào khoảng 1000W, thì phải chọn ups có công suất tải đến 2000W, nếu tài chính không cho phép thì cũng phải gồng cho được con ups có công suất tải 1500W.

Tính dung lượng ắc quy của UPS
Sau khi đã xác định được công suất tiêu thụ cần thiết để chọn ups, chúng ta phải tính đến thời gian lưu điện mà ups cần phải đáp ứng - chọn dung lượng acquy (Ah). Acquy dân dụng thường có điện áp là 12V, công suất cao nhất của dòng acquy 12V này thường chỉ dừng lại ở con số 200Ah (xem thêm bài viết về acquy).
Có thể xác định dung lượng acquy bằng cách
Ah = (T*W) / (V*PF)
Hoặc xác định Thời gian tải bằng cách T = (Ah * V * PF) / W
trong đó
Ah là dung lượng của acquy
T là thời gian (giờ) cần dùng khi mất điện
W là tổng công suất các thiết bị gắn vào UPS
V là điện áp charge của UPS
PF là hệ số công suất của UPS
Ví dụ: Tôi cần dùng 2 chiếc quạt treo tường (70W/cai), 2 bóng đèn neon 1,2M (40W/cai), 02 máy tính xách tay (65W-110W), Một cái modem, và 1 cái Switch, 1 cái tổng đài điện thoại 3 CO (40W), một chiếc máy fax nhiệt (260W) trong thời gian liên tục 8 giờ cho một ngày mất điện.
Theo đó. ta tính tổng công suất các thiết bị: (70*2) + (40*2) + (65*2) + 10 + 10 + 40 + 260 = 630Watts
Với công suất này, phải chọn bộ lưu điện có công suất gấp đôi tức là 630w * 2 = 1260W. Nếu UPS có hệ số công suất là 0.6 thì mình cần phải trang bị ups tương đương 2000VA (2000*0.6=1200W). UPS phải có dòng charge (A) đủ lớn để charge cho hệ thống acquy. Theo tiêu chuẩn, dòng charge của UPS phải đáp ứng là 1/10 so với dung lượng của acquy (nếu acquy là 100Ah thì dòng charge cần đáp ứng là 10A). Nếu UPS được chọn có điện áp charge cho hệ thống acquy là 48VDC (tương đương với việc gắn 4 cái acquy 12V mắc nối tiếp nhau), và có hệ số công suất là 0.7 thì chúng ta có thể ráp vào công thức trên như sau:
Ah = (T*W) / (V*PF) = (8 giờ * 630 W) / (48 VDC * 0.7 PF) = 150
Như vậy, cần phải dùng 4 cái acquy 12V-150Ah đế đáp ứng cho tải 630W trong thời gian 8 giờ.

Qua bài viết này, Riello UPS hi vọng quý khách hàng đã có hiểu biết để có thể chọn mua UPS có công suất và dung lượng phù hợp với nhu cầu của mình. Sau khi mua, để sử dụng Ups bền và lâu hỏng cũng cần có hiểu biết nhất định, nếu chưa biết hãy tham khảo bài viết sau :  Những lưu ý khi sử dụng để UPS bền và lâu hỏng
Read more…

Cách chọn mua và sử dụng Bộ lưu điện Ups

02:50 |
Để đảm bảo an toàn cho dữ liệu và an toàn cho hệ thống trước những sự cố điện bất ngờ, sử dụng bộ lưu điện  là giải pháp hàng đầu. Sau đây, Riello ups sẽ hướng dẫn cách chọn mua và sử dụng bộ lưu điện Ups.



Cách chọn mua UPS

- Điểm đầu tiên cần để ý khi lựa chọn UPS đó là cần xác định công suất cho phù hợp với yêu cầu. Bạn cần mua UPS có công suất lớn hơn hoặc bằng công suất thiết bị sử dụng.

Lưu ý các bạn là máy vi tính có công suất tính theo dòng một chiều với đơn vị đo là W, một máy vi tính phổ thông thường có công suất khoảng 300w kể cả màn hình. Còn UPS có công suất tính theo dòng xoay chiều với đơn vị đo là VA, bạn có thể tham chiếu sang đơn vị đo W bằng cách lấy số VA nhân hệ số 0,6.

Ví dụ: một UPS có công suất 650VA sẽ tuơng đương 650VA x 0,6 = 390W, đáp ứng tốt cho một máy vi tính bình thường.

- Điểm thứ hai là xác định sẽ sử dụng dòng UPS nào? Nếu bạn chỉ sử dụng máy tính phục vụ các công việc văn phòng thông thường thì chỉ cần sử dụng loại Line-Interactive, nếu bạn sử dụng UPS cho một server hoặc trung tâm dữ liệu thì cần mua loại True Online.

Tham khảo bài viết : Định nghĩa và phân loại UPS  đ tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của Ups và các loại ups trên thị trường

- Điểm thứ 3 đó là Ups được thiết kế với nhiều mục đích sử dụng khác nhau, không phải thiết bị nào cũng có thể dùng chung một loại Ups. Sử dụng quá tải  cho thiết bị lạ có thể khiến ups bị hỏng ngay lập tức. Để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng Ups.

- Cuối cùng, Ups cũng là một thiết bị điện nên nó cũng yêu cầu một nguồn điện có tính ổn định nhất định, không thay đổi quá thất thường.


- Không dùng Ups đến cạn kiệt,  ngay sau khi mất điện hãy cố gắng lưu hết dữ liệu, nếu trong trường hợp bắt buộc hãy dùng đến khi Ups còn 10% điện tích trữ thì tắt, điều này giúp kéo dài tuổi thọ cho Ups.



- Sử dụng Ups với công suất vừa phải : Sử dụng đúng loại tải và đúng với công suất an toàn của UPS, đặc biệt lưu ý với Ups công nghiệp, nếu vượt tải sẽ rất nhanh hỏng .Tốt nhất nên sử dụng tải ≤70% công suất của UPS. Thiết bị tải chỉ được khởi động sau khi UPS đã hoạt động ổn định

- Không để hở đầu ra UPS vì điện áp ra là dòng xoay chiều 100-240v rất nguy hiểm.

- Để UPS nơi thoáng mát, tránh nơi có độ ẩm cao

- Xả và nạp ắc quy đúng cách

- Tắt UPS khi không sử dụng

Read more…

Cuốn sách hướng dẫn sửa máy phát điện rất hay mà bạn nên biết

02:39 |
Hiện nay, máy phát điện đã phổ biến đến nhiều hộ gia đình, mỗi nhà đều trang bị một chiếc máy phát điện để phòng bị, chính vì thế dịch vụ buôn bán và sửa chữa máy phát điện ngày càng nở rộ.

Là một đơn vị dẫn đầu trong ngành bán và cho thuê máy phát điện, những người thợ máy chuyên nghiệp của Bigwin đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn vững vàng để khắc phục được tất cả các lỗi từ cơ bản đến phức tạp nhất khi đi thị trường. Chính vì vậy chúng tôi có riêng 1 tủ sách để các chuyên gia nghiên cứu thường xuyên nang cao kiến thức.



Sau đây chúng tôi xin giới thiệu là 1 cuốn sách chuyên ngành sửa máy phát điện cực hay, có thể giúp quý khách tìm hiểu về cách vận hành, bảo trì, bảo dưỡng và sửa những lỗi từ cơ bản đến chuyên sâu của máy phát điện dân dụng.

Để giúp người thợ phần nào thuận lợi trong việc vận hành sửa chữa các loại máy này sao cho đảm bảo hiệu suất cao và an toàn nhất, tác giả viết cuốn Vận hành và sửa chữa máy phát điện nhỏ nhằm cung cấp những kiến thức khái quát về tự động điều chỉnh các thông số về điện của máy phát điện cũng như thực tiễn và kinh nghiệm sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế các phụ tùng cho máy.

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Chương 1: Máy phát điện trên xe đạp, xe máy

Định luật cảm ứng điện từ và ứng dụng cho máy phát điện
Cấu tạo và nguyên lý làm việc của 2 loại bầu phát điện xe đạp
Bầu điện có cuộn dây cố định
Bầu điện có cuộn dây quay
Công dụng của máy phát điện lắp trên xe máy
Cách làm việc của bộ đánh lửa kiểu điện dung trên xe máy Honda đfi mới NH90
Cách làm việc của bộ đánh lửa kiểu điện cảm trên xe máy Suzuki GS 125
Hệ thống nạp điện vào acqui xe máy Honda
Hệ thống nạp điện vào acqui xe máy Honda CB 125T
Những hư hỏng thường gặp và cách sửa ở hệ thống điện xe máy
Kiểm tra sữa chữa hệ thống đánh lửa xe Suzuki GS 125
Kiểm tra sửa chữa hệ thống nạp điện xe máy

Chương 2: Máy phát điện trên ô tô, máy kéo, tàu thuyền

Khái quát về máy phát điện và bộ ổn áp
Máy phát điện một chiều loại nhỏ
Cách nạp điện vào acqui bằng máy phát điện 1 chiều
Đường đi của dòng điện vào acqui qua rơle điều chỉnh điện
Nguyên lý làm việc của bộ điều chỉnh điện kiểu rung tiếp điểm PP130
Máy phát điện xoay chiều
Máy phát điện kích từ bằng nam châm vĩnh cửu
Máy phát điện xoay chiều 3 pha kiểu 250
Cấu tạo và cách làm việc của rơle điều chỉnh điệp áp dùng tranzito (có tiếp điểm) PP-362
Máy phát điện xoay chiều 3 pha lắp bộ điều chỉnh điệp áp dùng trazito (có tiếp điểm)
Cấu tạo và cách làm việc của bộ điều chỉnh điệp áp (PP-350) không tiếp điểm
Một số bộ điều chỉnh điện áp không tiếp điểm điện tử liền khối
Vận hành, sửa chữa máy phát điện xoay chiều nhỏ, điện áp thấp

Chương 3: Máy phát điện một chiều

Cấu tạo máy phát điện một chiều
Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện một chiều
Máy phát điện kích thích song song
Điều chỉnh điện áp và mang tải
Máy phát điện kích thích hỗn hợp
Các đường đạc tính ngoài của máy phát điện 1 chiều
Máy phát điện hàn 1 chiều nhiều kìm hàn
Các điều kiện của máy hàn điện hồ quang
Máy phát điện hàn 1 chiều, một kìm hàn
Máy phát điện hàn 1 chiều từ trường ngang
Máy phát điện hàn điện một chiều lưu động
Khái niệm
Tính năng và cấu tạo máy hàn C3M
Nguyên lý làm việc của C3M
Điều chỉnh dòng điện hàn
Đấu dây ra kìm hàn
Một số hiện tượng hư hỏng thường gặp và cách sửa chữa máy hàn điện 1 chiều
Cách chọn và thay thế chổi than

Chương 4: Máy phát điện đồng bộ

Cấu tạo máy phát điện đồng bộ
Nguyên lý làm việc của máy phát điện đồng bộ
Các số liệu ghi trên nhãn của máy phát điện đồng bộ
Điều chỉnh điện áp của máy phát điện đồng bộ
Các phương pháp hòa các máy phát điện đồng bộ
Hòa điện đồng bộ chính xác bằng tay
Phương pháp hòa điện tự đồng bộ
Phương pháp hòa điện thô bằng cuộn điện kháng
Nguyên lý hòa thô
Cách tính chọn điện kháng
Kết quả thí nghiệm hòa điện bằng bộ điện kháng

Chương 5: Tổ phát điện Diesel và phương pháp điều chỉnh điện áp

Đại cương về tổ phát điện điêzen
Máy phát điện đồng bộ điều chỉnh điện áp bằng biến trở tay quay
Công dụng của hệ thống tự động điều chỉnh điện áp của máy phát điện đồng bộ
Bộ tự động điều chỉnh điện áp kiểu biến trở than PYH
Nguyên lý cấu tạo của PYH
Bộ tự động điều chỉnh điện áp kiểu biến trở than PYH 100
Tính toán để chọn bộ điều chỉnh điện áp kiểu biến trở than
Tổ phát điện sử dụng bộ điều chỉnh điện áp YPH biến trở than
Điều chỉnh điện áp bằng biến trở tay quay
Điều chỉnh điện áp tự động bằng YPH
Sự cố và các xử lý hư hỏng của YPH dùng ở tổ phát điện
Bộ tự động điều chỉnh điện áp kiểu rung
Nguyên lý làm việc của bộ tự động điều chỉnh điện áp kiểu rung dùng ở máy điêzen GAP
Sự cố ở tổ phát điện GAP có bộ điều chỉnh điện áp kiểu rung và cách sửa chữa hư hỏng
Nguyên lý làm việc của bộ tự động điều chỉnh điện áp kiểu biến dòng
Nguyên lý làm việc của bộ tự động điều chỉnh điện áp kiểu compun - pha có máy biến áp tổng hợp BTH
Tổ phát điện ECC sử dụng bộ tự động điều chỉnh điện áp kiểu compun - pha
Sự cố ở tổ phát điện có bộ điều chỉnh điện áp kiểu compun - pha và cách sửa chữa hư hỏng
Tổ phát điện (Liên Xô cũ) sử dụng bộ tự động điều chỉnh điện áp compun - pha có corectơ
Máy phát điện đồng bộ tự kích thích kiểu cộng hưởng
Máy phát điện tự kích kiểu MST có máy biến áp tổng hợp
Máy phát điện đồng bộ tự kích kiểu hỗn hợp pha và cách xử lý những sự cố thường gặp
Tổ phát điện đồng bộ tự kích và cách bảo vệ máy động lực điêzen SSED
Tổ phát điện đồng bộ tự kích kiểu cộng hưởng sử dụng compun - pha có biến áp tổng hợp của Italy sản xuất
Tổ phát điện điêzen 2426
Các phụ kiện điện chủ yếu
Máy phát điện tự kích và ổn định điện áp
Đặc điểm và nguyên lý làm việc của máy phát điện Fimag
Những sự cố thường gặp ở tổ phát điện Fimag và cách xử lý

Chương 6: Các phụ kiện chủ yếu ở tổ phát điện Diesel

Acqui chì
Cấu tạo và đặc tính của acqui chì
Nạp điện đầu cho acqui
Nạp điện bổ sung cho acqui
Một số sự cố thông thường của acqui và cách sửa chữa
Nạp điện vào acqui bằng máy phát điện lắp bộ điều chỉnh PP24 và PPT24M
Động cơ khởi động
Động cơ khởi động có vòng răng xoắn
Động cơ khởi động kiểu cần đạp
Động cơ khởi động có rôto di động
Hệ thống khởi động tổ phát điện VEM 2426
Sử dụng và chăm sóc động cơ khởi động
Dùng động cơ điện 1 chiều để làm máy phát điện
Dùng động cơ không đồng bộ làm máy phát điện

Chương 7: Công tác lắp đặt và vận hành tổ máy phát điện

Lắp đặt máy và chọn dây tải điện ra phụ tải
Sấy máy phát điện
Sấy máy phát điện bằng dòng điện 3 pha
Dùng điện máy hàn để sấy máy phát điện

Chương 8: Biện pháp xử lý sự cố và một số điều qui định về sử dụng tổ phát điện Diesel

Các sự cố thường gặp ở máy phát điện và cách xử lý
Hướng dẫn sử dụng tổ phát điện Iveco (Italy)
Hệ thống điều khiển chỉ thị
Chạy máy và theo dõi khi vận hành
Qui tắc an toàn
Kiểm tra và bảo dưỡng máy
Một số quy định về sử dụng tổ phát điện điêzen công suất nhỏ
Công tác chuẩn bị và lắp đặt máy
Nguyên tắc khởi động máy và tắt máy
Giải quyết sự cố và bảo dưỡng
Read more…

Cách sử dụng và bảo quản acquy của bộ lưu điện

01:02 |
Chúng ta cần học cách sử dụng và bảo quản acquy  vì đây chính là bộ phận quan trọng nhất trong bộ lưu điện UPS. Để bộ lưu điện được bền và hoạt động ở mức tốt nhất thì acquy cũng cần được giữ ở trạng thái tốt nhất.

Ở bài viết gần đây, Lisatech đã có bài viết phân biệt các loại acquy bên trong bộ lưu điện, chúng ta đã biết có 5 loại acquy chính được sử dụng, mỗi loại acquy có đặc điểm cấu tạo và phương thức hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, dù khác nhau đến đâu, chúng đều có những quy tắc sử dụng sau đây: 



Sạc no acquy lần đầu trước khi dùng

Khi mới mua về, bạn nên charge cho acquy “no” rồi mới đem vào sử dụng. Thời gian charge điện thông thường (với dòng charge khoảng 1/10 so với dung lượng của acquy) sẽ khoảng 10 giờ. 

Khi xuất xưởng, acquy thông thường đã được nạp đầy, tuy nhiên từ khi xuất xưởng đến lúc bạn mua về luôn có 1 khoảng thời gian trung chuyển, khoảng thời gian này càng lâu thì mức độ tự phóng điện của acquy càng cao. (lượng điện tự hao hụt cho phép của acquy AGM khoảng 3%/ tháng và 100% Gel là 2%/ tháng).

Không dùng acquy đến cạn kiệt

Acquy phóng điện càng sâu (flat - cạn kiệt) thì vòng đời của acquy càng ngắn. Ví dụ, nếu acquy mỗi lần phóng điện đến mức cạn kiệt (tức phóng hết 100% điện tích trong acquy), thì vòng đời của acquy là khoảng 250 lần (phóng + nạp = 1 vòng); nếu phóng chỉ 50% thì khoảng gần 500 vòng; nếu phóng 30% thì vòng đời lên tới 1300 vòng. Do vậy, bạn nên chọn dung lượng acquy càng lớn hơn so với nhu cầu thực tế của bạn càng tốt và chỉ sử dụng đến 80% dung lượng acquy nếu không thực sự quá cần thiết.

Tránh để acquy quá nóng

Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của acquy (đặc biệt là khi phóng và nạp). Nhiệt độ càng thấp thì tuổi thọ của acquy càng cao. Mức lý tưởng là 0~25oC. Nhiệt độ cao nhất không được phép vượt quá 600C. Vì vậy cần đặt bộ lưu điện tại nơi thông thoáng, mát mẻ

Chọn dòng nạp phù hợp với acquy

Khi nạp điện cho acquy, bạn không nên nạp với dòng quá lớn so với dung lượng của acquy được nạp và nên chọn loại charger tự động căn chỉnh dòng nạp. Dòng nạp chuẩn đối với acquy được khuyến cáo là 1/10 (nghĩa là dòng nạp bằng một phần mười so với dung lượng acquy - VD: acquy 12V-100Ah, bạn nên dùng bộ nạp 10A)

Nắm được những quy tắc trên và làm đúng theo nó, Riello ups  chắc chắn acquy và bộ lưu điện của bạn sẽ luôn hoạt động trong trạng thái lâu nhất và rất lâu hỏng. Nếu có nhu cầu mua ups hãy liên hệ với chúng tôi nhé.
Read more…

Phân biệt các loại acquy bên trong bộ lưu điện

02:03 |
Một trong những bộ phận quan trọng nhất trong bộ lưu điệnacquy, để hiểu rõ quá trình vận hành và bảo dưỡng ups ta cần biết loại acquy mà nó sử dụng. Có nhiều loại acquy tuy nhiên Riello ups sẽ phân thành 5 loại chính sau đây.


Acquy “châm nước”: 

Người dùng phải “châm nước” (bảo dưỡng) thường xuyên mỗi khi acquy cạn dung dịch. Nếu không châm dung dịch acid kịp thời, acquy sẽ mất khả năng tích điện, phóng điện và thậm chí là bị phù (trương), hỏng. 

Khi charge, dung dịch bên trong acquy thường bốc mùi rất khó chịu và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng. Khi đặt sai vị trí (nghiêng, sấp, …), dung dịch trong acquy sẽ thoát ra ngoài. Vì những yếu điểm đó mà dòng acquy này thường chỉ được dùng trong những môi trường ngoài trời (outdoor) như dùng để khởi động động cơ, máy phát, xe tải, ô tô…

Acquy miễn bảo dưỡng (MF - Maintainence Free):

Miễn bảo dưỡng có nghĩa là người dùng không cần phải can thiệp bằng cách châm nước . Đối với dòng sản phẩm này, khi charge khí vẫn thoát ra ngoài nhưng ít hơn dòng sản phẩm châm nước; khi để không đúng vị trí (nghiêng, sấp, …) thì dung dịch bên trong acquy sẽ thoát ra ngoài.

 Dòng sản phẩm này được thiết kế hầu hết cho mục đích “khởi động” hay còn gọi là “kích điện” – điều này thể hiện ở hai cực của acquy (thông thường hai cực của dòng sp này được thiết kế theo dạng tròn và rất lớn – vì khi kích điện, ví dụ cho xe tải, xe ô tô, máy phát, … acquy cần phóng một lượng điện cực lớn trong một khoảng thời gian rất ngắn để khởi động động cơ).

Khi tôi “lân la” ra các cửa hàng bán acquy thì người ta gọi dòng sản phẩm này là “khô”. Để “biện minh” cho chữ khô này, các nhà sản xuất thường chiều lòng “thượng đế ruột của họ” bằng cách làm khung/ vỏ acquy (frame & cover) bằng những loại vật liệu có màu tối sậm để khách không thể “nhòm ngó” được “nội tạng” của acquy và sẽ dễ nhầm tưởng đó là acquy “khô”. 

Để kiểm chứng, rất dễ dàng, các bạn chỉ cần lật sấp acquy xuống (đảo ngược vị trí thông thường) và giữ nguyên vị trí đó trong khoảng thời gian 5 – 10 phút, chắc chắn dung dịch trong acquy sẽ tràn ra. Xin nhắc lại, đây là dòng sản phẩm MF (miễn bảo dưỡng – miễn châm dịch) chứ không phải “khô”. MF thường được dùng cho xe gắn máy (loại nhỏ) và xe tải, ô tô (loại lớn từ 32Ah đến 100Ah)

Acquy Kín khí (AGM VRLA – Absorbent Glass Mat/ Valve Regulated Lead Acid)

Acquy Kín khí. Hai cực dương âm của các sản phẩm thuộc dòng này thường được thiết kế rất mảnh mai. Điều này là dễ hiểu, vì acquy này không dùng cho mục đích khởi động mà là dùng cho những môi trường cần dòng phóng ổn định và duy trì dòng phóng trong một khoảng thời gian dài. 

Có lẽ thuật ngữ “acquy kín khí” là chính xác nhất để đặt tên cho dòng sản phẩm này (vì kín khí tức là khí không thể thoát ra ngoài; một khi khí không thoát được thì dung dịch trong acquy cũng không thể “lọt” ra ngoài được ở tất cả các tư thế khác nhau). 

Dòng sản phẩm này được thiết kế rất đa dạng cho nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ Bộ tích điện (UPS), Inverter, telecom, electrical utilities, xe điện, cửa, báo cháy, an ninh, …. Nhà sản xuất chuyên nghiệp thường chia dòng sản phẩm này thành những phân cấp đặc thù cho những mục đích sử dụng khác nhau. Ví dụ, với bộ tích điện (UPS online), có thể cả tháng hoặc hơn thế UPS mới phải “làm việc” 1 lần; Tuy nhiên, với xe đạp điện/ xe điện, acquy sẽ phải “cõng” chủ nhân của nó 07 ngày/ 1 tuần. Điều kiện làm việc của acquy dùng cho hệ thống solar cũng tương tự như xe điện (mật độ làm việc gần như theo chu kỳ một ngày). Nếu bạn lấy một sản phẩm dùng cho UPS đem gắn vào cho xe đạp điện thì quả thật … sai lầm to. Nhưng ngược lại, bạn lấy một sản phẩm acquy được thiết kế cho xe điện đem gắn vào UPS thì lại là lựa chọn “sáng suốt”. 

Acquy AGM Gel (AGM GEL)

AGM Gel cũng không phải là “khô”. Thực ra AGM Gel cũng là dòng kín khí. Tuy nhiên, cấu tạo của dòng acquy này có khác với các dòng AGM VRLA kín khí  thông thường ở chỗ, phần trên của dung dịch acid Sunfuric trong acquy được phủ thêm một lớp Gel, có tác dụng làm giảm tiến độ ăn mòn trong quá trình vận hành của acquy và cũng giúp ngăn chặn rất hiệu quả quá trình bay hơi của dung dịch (Acquy cạn dịch thì không thể hoạt động được; quá trình bay hơi của dung dịch càng chậm thì tuổi thọ của acquy càng lâu). Do vậy, tuổi thọ của acquy cũng sẽ tăng lên tương ứng.

Acquy 100% Gel: 

Đây mới đích thị là acquy Gel và có thể gọi là “khô” đúng nghĩa – Gel 100%. Nếu bạn là người có yêu cầu cao về độ bền, tuổi thọ, môi trường “sạch” thì Gel là sự lựa chọn tối ưu.

Qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn sơ lược về acquy và cách sử dụng từng loại acquy cho hợp lý. Hãy tham khảo bài viết về cách sử dụng và bảo quản acquy của chúng tôi để hiểu rõ hơn về dòng sản phẩm này.
Read more…

Những lưu ý khi sử dụng để UPS bền và lâu hỏng

01:31 |
Hiện nay rất nhiều cơ quan và doanh nghiệp đã trang bị bộ lưu điện ups cho những máy móc quan trọng, tuy vậy nếu không biết sử dụng thì ups sẽ rất nhanh hỏng, tích điện kém. Hãy tham khảo những lưu ý sau đây của lisa tech để Ups bền và lâu hỏng hơn.



1. Nơi đặt ups cần thông thoáng, tản nhiệt tốt


Nên đặt bộ lưu điện UPS ở nơi thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp.

Tránh nơi có nhiệt độ và độ ẩm quá cao, môi trường nhiều bụi bẩn và hóa chất.

Không nên để vật dụng giấy tờ trên bộ lưu điện UPS, cách 30-50 cm từ UPS đến các vật dụng khác đủ để UPS thoát nhiệt.

2. Tránh dùng ups đến cạn kiệt


Khi điện lưới mất, không nên để bộ lưu điện UPS xả ắc quy quá sâu (xả cạn kiệt Ắc quy), đặc biệt đối với tải quá nhỏ (<15% công suất của UPS). Việc ắc quy xả quá sâu sẽ là một trong những nguyên nhân gây hư hỏng ắc quy, đây là tỉ lệ hư hỏng đứng thứ 2 sau ảnh hưởng của nhiệt độ.

Nếu UPS lưu kho hoặc không sử dụng 3 tháng trở lên, thì phải cắm điện lưới cho UPS hoạt động để tự sạc với thời gian sạc lại ít nhất 8 giờ (nên liên lạc với nhân viên kỹ thuật để được hướng dẫn cụ thể).

3. Tắt UPS khi không có nhu cầu sử dụng


Tắt UPS khi không có nhu cầu sử dụng, tránh hao tốn điện năng không cần thiết và rút khỏi nguồn điện

4.  Sử dụng UPS với công suất vừa phải


Sử dụng đúng loại tải và đúng với công suất an toàn của UPS, đặc biệt lưu ý với Ups công nghiệp, nếu vượt tải sẽ rất nhanh hỏng 

Tốt nhất nên sử dụng tải ≤70% công suất của UPS

Thiết bị tải chỉ được khởi động sau khi UPS đã hoạt động ổn định

5. Xả & nạp Ăcquy


Ở môi trường có điều hòa nhiệt độ (200C – 250C), khoảng 6 tháng nên để bộ lưu điện UPS hoạt động ở chế độ ắc quy một lần, hoặc ở những nơi không có điều hòa nhiệt độ (> 300C ), khoảng 3 tháng nên để bộ lưu điện UPS hoạt động ở chế độ ắc quy một lần để UPS tự xả cho đến khi còn khoảng 50% dung lượng ắc quy. 

Việc này được thực hiện bằng cách rút ổ cắm điện của UPS ra khỏi điện lưới. Sau đó cắm điện trở lại cho UPS sạc lại với thời gian sạc lại ít nhất 8 giờ.Nhà sản xuất khuyến cáo UPS đang được sử dụng cũng như đang lưu kho đều phải tuân thủ qui trình bảo dưỡng nêu trên để không bị ảnh hưởng đến tuổi thọ của ắc quy. Việc không tuân thủ qui trình bảo dưỡng có thể dẫn đến sản phẩm bị nhà sản xuất từ chối bảo hành miễn phí.

Lưu ý :

Đối với UPS online 6KVA trở lên, khi vừa được cấp nguồn vào thì UPS sẽ hoạt động ở chế độ Bypass, vì vậy cần phải khởi động tải (động cơ,...)  ở chế độ Bypass trước sau đó nhấn ON để khởi động UPS ( một số trường hợp nhầm tưởng UPS đã hoạt động vì đã có ngỏ ra)

Thực hiện những quy tắc trên theo Lisa tech, Ups của bạn sẽ bền hơn và có thể sử dụng ổn định, cung cấp điện tốt trong thời gian dài.
Read more…