TRỞ LÊN ĐẦU TRANG

Những chiêu trò trong giới cờ bạc bịp

02:18 |
Chỉ khi được các cao thủ trong giới cờ bạc bịp tiết lộ bí quyết, chúng ta mới giật mình hiểu vì sao đánh với họ chúng ta chỉ có thể thua chứ không thể thắng.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ theo chân T, một tay chơi  cờ bạc bịp có tiếng tài đất Sài Thành khám phá những chiêu trò mà giới chơi bạc bịp thường sử dụng.


Đồ đánh xóc đĩa bịp
Bộ dụng cụ xóc đĩa bịp với bề ngoài rất đỗi bình thường

"Cao thủ" sau song sắt và những chiêu trò

Sau lần gom toàn bộ vốn liếng đánh quả lớn bị thất bại, T. từ một thằng nhóc bụi đời chuyển sang hành nghề câu trộm chó rồi theo đám bạn lao vào các cuộc gây hấn đâm thuê chém mướn, lăm le "lấy số" để thị uy với dân buôn trong các khu chợ, kiếm tiền bảo kê. Xưng hùng xưng bá được ít tiếng tăm, T. lập sòng bạc tổ chức thu "xâu" và bảo kê. Hoạt động được hai năm thì bị công an đưa đi cưỡng chế vì tội "tổ chức đánh bạc kiêm quấy rối trật tự công cộng".

Những ngày xộ khám, gã được bạn tù dạy cho các chiêu thức cờ bạc bịp. Sau này, chính người bạn tù này trở thành sư phụ, mở ra tuệ căn thiên bẩm về "cờ bạc bịp" trong T.. Sau thời gian ra tù, T. bắt đầu đi bụi. Với vốn liếng học được, gã đi đánh bạc khắp nơi cùng chiêu trò mới học.

Theo lời kể của T, trong cách chơi bài bịp truyền thống, có hai cách đánh. Một là "đánh võ" là cách mà người ta hay thường thấy trong phim ảnh hoặc ở những sòng bạc chợ (tổ chức tự phát ở các tụ điểm đen như đầu đường, góc hẻm, chợ, ga...). Khi "đánh võ" người đánh bịp sẽ sử dụng những lá bài được cất giữ ở những vị trí rất nhạy cảm như cổ tay, cổ áo, thắt lưng lai quần... (tất nhiên là những điểm trên được thiết kế rất đặc biệt và tinh vi để người cùng chơi không biết), rồi sau đó là màn diễn xuất làm phân tâm để ém bài, búng bài... đưa lá bài cần lấy vào cây bài.

Cách thứ hai là "đánh văn". Cách này, người đánh chỉ sử dụng 52 lá bài đang đánh, không dùng lá bài bên ngoài hay thủ đoạn gián tiếp nào hết. Lối đánh này rất ít người biết. Trong cách đánh văn, giới thợ chia làm 4 phần. Đầu tiên là quan sát; thứ hai là đánh dấu lá bài (dùng móng tay ấn nhẹ làm dấu lá bài để khi xếp có thể lấy lá bài đó); thứ 3 là xếp bài làm công thức và xốc theo công thức đó). Cuối cùng là chia cho các cửa khác lá bài xấu, lấy cho mình con đã chọn.'


Áo tráo bài là loại sản phẩm mà dân chơi bài bịp nào cũng có

Khi vào sòng, thợ bài nào đã đánh văn được thì dù cho các cửa khác có tinh vi bao nhiêu cũng là vô hiệu vì tất cả đã bị đưa vào guồng quay theo sự tính toán cùng kỹ thuật qua mắt "cú vọ" của thợ. Cho nên một thợ bài đánh văn giỏi, chuyền đẹp sẽ được sánh như một nhà ảo thuật tài ba. Trong chiếu bài "công chuyện", các thợ thầy còn hay sử dụng các kĩ thuật lật bài, đẩy bài, rút bài, cũng là cách quay lại công thức cũ đã sắp sẵn khi các cửa chơi liên tục cúp bài.

Ngoài ra không những về kĩ thuật, các thợ bài phải còn là những bậc thầy về "tuồng tích". Thợ bài vào sòng có thể hóa trang thành một thằng nhà quê khờ khạo, một anh trí thức hay sinh viên hiền lành, một ông già cùi bắp ham máu đỏ đen, tất cả như những con nai tơ bị mua chuộc bởi sức nóng của đồng tiền ăn thua. Làm được điều đó, mọi nghi vực về bản thân "thầy thợ" sẽ biến mất. Điều tiếp theo là tha hồ làm "công chuyện". Tuy nhiên, với mỗi thợ bài, mỗi khi làm "công chuyện" họ phải quan sát tình hình cùng hoàn cảnh thực tế để tránh gặp phải biến hoặc đụng hàng "thầy, thợ" thì dễ dàng xử lý.

Nguyên lý có một không hai của giới cờ bạc bịp

Điều dễ dàng nhận thấy ở những con bạc là thường lao đầu vào những trò đỏ đen có tỷ lệ ăn thua lớn. Nắm rõ tâm lý này, các sòng bạc có tổ chức đen đều tập trung vào trò tôm cua và xóc đĩa (là 2 trò đỏ đen có độ ăn thua rất lớn). Trong chiếu bạc này số tiền đặt cho mỗi chén (mỗi lần cược) có khi lên tới hàng tỉ đồng.

T. cho biết, trước đây, công nghệ chế tác bầu cua thường được sử dụng là loại bầu cua gắn nam châm, hình thức gian lận theo nguyên lý từ trường. Theo nguyên tắc chế tạo, các hột lắc sẽ được gắn một miếng nam châm rất mỏng (gọi là thanh phụ). Bên cạnh nó sẽ có một tụ nam châm chính có nhiệm vụ điều chỉnh các nam châm phụ đi theo hướng mà chúng cần đến. Tụ nam châm chính đó có thể ngụy trang thành một bao thuốc lá, một cái quẹt lửa... nó được đặt gần đĩa để khi cần có thể xoay chuyển cuộc chơi.

Cũng có khi tụ chính được đặt cố định ngay dưới chiếu bạc hay chôn hoặc ép vào chiếu đệm chơi bạc. Lúc này phương thức cũng tương tự nhưng cách hành động sẽ thay đổi một chút nhỏ. Người đánh bịp sẽ xê dịch đĩa tôm cua sang hướng mình cần 1- 2cm sau mỗi lần mở nắp ăn thua. Lúc ấy tụ chính cố định và những thanh phụ nằm trong hột lắc sẽ tự di chuyển khi lệnh hướng đi theo sức hút của tụ chính. Với nguyên lý cùng cực đẩy, trái cực hút đó, cho dù người đánh bịp sử dụng phương thức nào thì hiệu quả vẫn là tuyệt đối.

Nhưng với bầu cua gắn nam châm, cách gian lận trên đã bị lạc hậu vì trình độ chuyên nghiệp của con bạc thừa sức nhận thấy. Bởi xét về cách đánh này để biết và gian lận được đòi hỏi người chơi bịp phải là một tay có thâm niên, kinh nghiệm cùng với một khả năng nhạy bén, kết hợp với tập luyện không ngừng về bộ môn bầu cua. Hình thức gian lận ở hột nghe là sự phối hợp vô cùng nhạy cảm giữa thính giác với hột lắc, đã được làm lại ở các mặt trong bằng một số chi tiết đặc biệt. Hột sẽ được thợ gắn vào thêm mỗi mặt một vật liệu khác nhau.

Có thể bằng giấy, bằng ni lông, giấy buộc ni lông theo một quy định... miễn sao khi súc, người thợ có thể nghe được tiếng lắc cuối cùng khi hột dừng theo dấu hiệu đã đặt ra sẵn. Khi nghe hột dừng lại ở đâu, thợ sẽ đặt ngay vào cửa đã biết cho những người chơi khác trả ngược lại vì khi chơi bầu cua người đánh sau rất thích trả ngược cửa đặt trước). Lợi dụng được tâm lý cùng chiêu trò đặc biệt này, các thầy thợ đã ăn sương rất nhiều ở khắp các sòng lớn nhỏ.

Hiện nay, thay thế bằng chiêu thức cũ là công nghệ thu sóng ở bầu cua, các thầy thợ có thể chủ động được cuộc chơi. Tất cả được theo sự kiểm soát của thầy thợ chứ không phải đôi lúc hên xui như bài lá công nghệ. Cũng theo nguyên tắc bắt sóng - rung. Hột lắc được gắn vào một loại chíp phát sóng siêu mỏng đủ để con chơi kiểm chứng (trong các sòng khi thua nhiều con chơi có quyền bóp nát hột lắc để kiểm chứng).

Bên cạnh đó, thiết bị thu sóng cảm ứng được gắn vào vùng nhạy cảm của những đồng minh (thợ đóng vai làm con chơi). Khi nhận được sóng từ hột lắc, thiết bị này sẽ phát ra tín hiệu rung, tín hiệu đó được cài đặt theo những dấu hiệu riêng để đồng minh có thể đánh đúng cửa đã nhận tín hiệu. Vẫn như vậy người cùng chơi lại trả cửa khác. Quy trình đó tiếp diễn cho đến khi con bạc sạch túi. Tuy nhiên với cách làm trên thì đôi lúc thợ thầy cũng làm tuồng đánh trật cửa, ăn vừa vừa để con bạc không nghi kỵ mà hôm sau lại "cắn ớt" dài dài.

Trong cuộc tiếp xúc với L., một cao thủ chuyên chế tạo công nghệ cờ bạc bịp, gã cho tôi xem một bộ bầu cua gồm 3 hột xúc xắc. Tò mò, tôi bóc vỏ ngoài từng con và khẳng định như đinh đóng cột: Hạt này không gian lận! L. đáp lại bằng một nụ cười tin tưởng: "Chính xác! Cái này không gian lận nhưng chú nói thiếu. Phải là không gian lận về cách đánh nhưng gian lận về xác suất".

Gã đưa thêm một bộ mới nói mua ở chợ, cùng với bộ tôi vừa kiểm tra. Dò xét một lúc, tôi khẳng định: "Bộ anh làm nhìn vuông vức, bằng phẳng và đều hơn bộ mua ngoài chợ". Gã giải thích: "Chú nói rất đúng. Bộ của tôi không gian lận, không gài thiết bị, nó chỉ là những mảnh giấy được ráp lại, cũng không lắp phụ kiện để nghe. Nhưng hột này vẫn có gian lận, đó là gian lận về xác suất ăn thua.

Chưa từng một ai chơi bạc sạch mà giàu, cũng chưa có ai làm giàu khi đâm đầu vào cờ bạc. Một khi đã vào sòng với tư cách là những con chơi, xác suất ăn của con chơi chỉ là 30%. Còn người nắm cái được hưởng tới 50%. Nhưng trong 30% phần trăm của con chơi lại tiếp tục bị chia đều, còn 20% tiếp theo phụ thuộc vào người cầm cái. Đây chính là xác suất đúng và thực tế nhất thường xảy ra trong mỗi chiếu bạc chứ không phải 50 - 50 như người ta vẫn nghĩ. Cho nên khi giới cờ bạc bịp đã đưa được đối thủ vào tròng thì coi như đã dành được cả 70% thắng lợi, gian lận xác suất chính ở chỗ đó.

Hải Đăng - Trương Tửu
Read more…

Máy in 3D tạo ra pizza cho các nhà du hành vũ trụ

09:43 |
Chiếc máy in 3D có thể tạo ra những chiếc bánh pizza với đầy đủ tinh bột, protein, chất béo, phun hương vị, mùi, và chất dinh dưỡng vi lượng.

>> Máy in 3D tạo ra súng
>> Tạo ra quần áo bằng máy in 3d

Tháng 5 - 2012, một người kĩ sư cơ khí có tên Anjan Contractor từng gây ấn tượng mạnh với giới công nghệ khi công bố chiếc máy in 3D có thể tạo ra bánh pizza để phục vụ cho các nhà du hành vũ trụ tại Cơ quan Vũ trụ và hàng không Mỹ (NASA). Và hôm nay chúng ta đã có thể xem đoạn video chiếc máy in 3D này thực hiện việc sản xuất pizza như thế nào.


Contractor cho biết chiếc máy in này có thể tạo ra những chiếc bánh pizza với đầy đủ tinh bột, protein, chất béo, phun hương vị, mùi, và chất dinh dưỡng vi lượng. Máy in của Contractor lấy các khối thực phẩm để tạo ra lớp vỏ, phô mai, và cái gọi là "lớp protein" cho các món ăn. Tất cả sẽ được nấu chín khi được in ra. Trên trang YouTube, Contractor cho biết sẽ mất khoảng 70 giây để nấu chiếc pizza sau khi nó được in ra từ máy in 3D. 


Năm 2013, NASA đã tài trợ cho Anjan Contractor khoản tiền 125.000 USD cho việc phát triển chiếc máy in 3D này. Dự án hứa hẹn sẽ giúp cho các phi hành gia có thêm một nguồn thực phẩm đủ dinh dưỡng thay thế cho thức ăn khô đóng hộp hiện nay.

Contractor cho biết những hộp bột thực phẩm mà máy in sử dụng có thời hạn 30 năm, đủ thời gian để các phi hành gia in thức ăn dùng trong suốt hành trình lên sao Hỏa.
Read more…

Hiểm họa khi bất cứ ai cũng có thể chế tạo súng từ công nghệ in 3D

09:13 |
Khẩu súng Liberator được sinh viên luật Cody Wilson sáng tạo nên nhờ sử dụng công nghệ in 3D. Đây là khẩu súng nhựa nhưng bắn ra đạn thật với lực bắn mạnh và chi phí chế tạo cực thấp.

Súng nhựa bắn chết người có thể được sản xuất từ máy in 3D

Từ khi công nghệ in 3D xuất hiện, đã có rất nhiều câu chuyện xoay quanh công nghệ này cũng như các sản phẩm độc đáo mà nó có thể chế tạo, nhưng cho tới nay mới có một khẩu súng được tạo nên từ việc in 3D mới ra đời. Nhìn vào hình ảnh của khẩu súng dưới đây có vẻ không có gì đặc biệt, cũng chỉ như súng phun nước của trẻ con nhưng với cái tên “Giải phóng” (Liberator) mà tác giả Cody Wilson đặt hẳn phải ẩn ý một điều đáng sợ nào đó đúng như với tên gọi của nó.


Súng tạo nên từ 16 phần khác nhau và được chế tạo hoàn toàn bởi phương pháp in 3D riêng rẽ bằng nhựa ABS qua máy in STT, ngoại trừ phần chốt nổ (mẩu chốt kim loại nhỏ đập mạnh vào kíp nổ của viên đạn, kích thích nổ thuốc súng) được làm bằng kim loại. Khẩu súng được thiết kế để bắn đạn súng ngắn và được trang bị các nòng súng có thể đổi cho nhau trong trường hợp đường kính đạn khác nhau.



Đối với khẩu súng Liberator, nó có thể bắn đạn tròn truyền thống mà không hề phát sinh vấn đề gì, nhưng để chấp hành theo đúng luật Undetectable Firearms (hạng mục dành cho những loại súng cầm tay tự chế khó phát hiện) của liên bang, Wilson đã phải đăt một đoạn thép vào nòng súng để máy dò tìm kim loại có thể phát hiện ra.

Chính phủ Mỹ vào cuộc cấm công bố thiết kế súng 3D

Sau khi đăng tải "công thức" chế tạo súng bằng công nghệ in 3D thì toàn bộ thông tin về sản phẩm này đã bị buộc phải gỡ bỏ theo lệnh từ Bộ Quốc phòng Mỹ. Tuy nhiên, ước tính có tới 100.000 người đã nhanh tay tải về máy tính cá nhân của mình.

Phương pháp in 3D đã trở thành chủ đề chính trên hầu hết các trang tin về Đồ chơi số. Chủ đề này trở nên nóng hơn bao giờ hết khi một trang mạng đã đăng tải bản vẽ cho phép người sở hữu máy in 3D có thể chế tạo súng bắn đạn thật theo cách rất đơn giản: Họ chỉ cần tải file thiết kế khẩu súng 3D về, cho máy in 3D chạy nó và chờ đợi "thành phẩm" là một khẩu súng có thể bắn đạn thật. Sự vào cuộc của Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ "cứu vãn" được phần nào khi đã có khoảng 100.000 người kịp tải về bản vẽ trên.



Ngay từ khi máy in 3D trở nên phổ biến thì việc sản xuất súng 3D đã trở thành một vấn đề gây tranh cãi bởi bất kì ai sở hữu máy in 3D cũng có thể tự sản xuất cho mình một khẩu súng mà không cần phải qua các thủ tục pháp lý như kiểm tra lý lịch hay trải qua hệ thống xác minh của cơ quan chức năng. Những người sử dụng thậm chí còn có thể có được các tập tin CAD hướng dẫn sản xuất súng trường tự động với công suất lớn như AR 15, AK 47, đây là những việc làm bất hợp pháp ở nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam.

Cùng với những nguy cơ về khủng bố, vũ khí, công nghệ phát triển như in 3D sẽ thật sự trở nên hữu ích khi được dùng trong sự kiểm soát. Máy in 3D có thể làm ra gần như bất cứ thứ gì cầm, nắm được mà chỉ cần 1 bản vẽ. Tuy nhiên sẽ thật nguye hiểm nếu công nghệ được nắm giữ và lợi dụng bởi các thế lực xấu.

Hiện tại, bản thiết kế khẩu súng Liberator vẫn đang lan truyền trên mạng tại các trang chia sẻ nằm ngoài kiểm soát của Chính phủ Mỹ.
Read more…

Xuất hiện tai nghe sản xuất bằng công nghệ in 3D

09:02 |
Nếu bạn là tín đồ của công nghệ in 3D thì nên cân nhắc thêm vào danh sách sản phẩm 3D yêu thích của mình tai nghe low-fi hi-tech.

Xuất hiện tai nghe sản xuất bằng công nghệ in 3D 1
Tai nghe được kĩ sư JC Karich phát triển qua công nghệ in hình 3D. Ý tưởng của sản phẩm này xuất phát từ mong muốn sáng tạo nên cặp tai nghe cung cấp đầy đủ chức năng mà không cần chế tạo công nghiệp bất kì bộ phận nào.
Xuất hiện tai nghe sản xuất bằng công nghệ in 3D 2
Xuất hiện tai nghe sản xuất bằng công nghệ in 3D 3
Tai nghe low-fi hi-tech tạo nên từ các dụng cụ: dây, băng, nam châm và chất hàn, tất cả đều được sản xuất nhờ “kĩ xảo” 3D. Ngay cả phần headband, tai nghe và loa cũng là sản phẩm 3D. Tai nghe được cung cấp jack cắm chuẩn 3.5, có thể dùng kết hợp với tất cả các thiết bị như tai nghe bình thường.
Xuất hiện tai nghe sản xuất bằng công nghệ in 3D 4
JC Karich chia sẻ, khi tiến hành các công đoạn sản xuất tai nghe 3D thì việc kết hợp sáng tạo các thành phần 3D lại với nhau là khó khăn nhất. Để khắc phục khó  khăn đó, Karich đã tỉ mỉ chèn dây đồng vào loa và nhẹ nhàng đặt nam châm vào vỏ âm thanh.
Xuất hiện tai nghe sản xuất bằng công nghệ in 3D 5
Xem video dưới đây để khám phá tai nghe 3D:


Tham khảo: Damngeeky.
Read more…

Tuần lễ thời trang Paris Fashion Week trình diễn váy tạo từ... công nghệ in 3D

08:56 |
Tại tuần lễ thời trang Paris (Paris Fashion Week) từ ngày 21/1, hai người mẫu đã thu hút sự chú ý khi sải bước trên sàn catwalk trong bộ váy không được may theo cách thông thường mà có nguồn gốc từ công nghệ in ấn 3D.

Chiếc váy màu đen và bộ đầm xòe kèm áo choàng ngắn nằm trong bộ sưu tập của nhà thiết kế Iris van Herpen. Đây là kết quả của sự hợp tác giữa bà với kiến trúc sư người Australia Julia Koerne, Materialize, công ty Bỉ chuyên cung cấp giải pháp và phần mềm chế tạo, và giáo sư Neri Oxman thuộc Media Lab, Viện công nghệ MIT.

Máy in đảm nhiệm việc "sản xuất" các trang phục này là Stratasys Objet Connex 3-D với công nghệ đặc biệt cho phép nhiều chất liệu khác nhau (cả mềm và cứng) cùng tham gia trong một lần in ấn.



Máy in 3D (3D printer) là thiết bị có thể tái tạo vật thể dưới dạng hình khối như thật từ đèn ngủ, cốc, ly cho đến các bộ phận trong ôtô... sau khi vẽ mô hình chúng trên máy tính. Công nghệ này đã bớt đắt đỏ hơn trước và đang dần thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày, hứa hẹn mang đến bước đột phá trong sản xuất giống như việc in ấn trên desktop đã cách mạng hóa quá trình xuất bản.
Read more…

Tự tạo Bikini bằng máy in 3D - Sắp có thể tự sản xuất quần áo tại nhà

08:53 |
Qua một quá trình được gọi cụ thể là chọn lọc tia laser thiêu kết (SLS) người ta sẽ đạt được những thiết kế hình học phức tạp kết hợp với các hình tròn được nối bằng dây cực nhỏ.

N12, kết quả của sự kết hợp giữa Continuum Fashion và các chuyên gia in ấn 3D Shapeways đã ra mắt và được quảng cáo là “sản phẩm quần áo đầu tiên của công nghệ in 3D, sẵn sàng để sử dụng”.

Bộ bikini công nghệ cao này không thật sự sexy và cái tên của nó bắt nguồn từ “nylon 12”- loại vật liệu được sử dụng trong in 3D. Công nghệ in 3D bằng Nylon 12 rất mạnh mẽ, linh hoạt, có thể in với độ mỏng ấn tượng 0,7mm (0,027in). Vật liệu này hoàn toàn không thấm nước, rất lý tưởng để sử dụng trong đồ bơi.



Qua một quá trình được gọi cụ thể là chọn lọc tia laser thiêu kết (SLS) người ta sẽ đạt được những thiết kế hình học phức tạp kết hợp với các hình tròn được nối bằng dây cực nhỏ.

“Bộ bikini được thiết kế này phản ảnh sự phức tạp và cái đẹp khi được in 3D, ngoài ra nó cũng thể hiện được mức độ phức tạp trong kỹ thuật tạo ra một bề mặt nylon linh hoạt vững chắc” Mary Haung thuộcContinuum Fashion nói. “Hàng ngàn tấm tròn kết nối bởi lò xo mỏng, tạo ra một loại vật liệu hoàn toàn mới. Cách bố trí của các mô hình vòng tròn đã được đạt được thông qua mã văn bản, tùy chỉnh đưa vòng tròn theo độ cong bề mặt. Bằng cách này, thiết kế thẩm mỹ hoàn toàn dựa trên nền cấu tạo của sản phẩm”.


N12 được thực hiện bằng việc sử dụng phần mềm CAD 3D Rhino cùng với thuật toán bằng văn bản của chuyên gia mô hình 3D Jenna Fizel. Những công cụ này cũng cung cấp kích cỡ vòng tròn, kết nối các thuật toán và tính toán những phần cần chỉnh sửa.

Bikini N12 đã được bán nhưng còn khá hạn chế. Chi phí cho mỗi phần của bộ Bikini là khoảng 200- 300 USD (từ 4 đến 6 triệ đồng) và được đặt hàng riêng. Hy vọng rằng giá của sản phẩm này sẽ giảm khi việc in 3D lên quần áo phổ biến hơn.
Read more…

8 đồ vật độc đáo được chế tạo bằng công nghệ in 3D

08:47 |
Với sự phát triển của công nghệ in 3D, chúng ta đã có thể chế tạo ra vô số vật dụng trong cuộc sống.

1. Điện thoại iPhone
 
 
Điện thoại iPhone có thể tìm thấy tại Thingiverse, một cồng đồng in ấn và thiết kế các sản phẩm 3D. Mô phỏng y hệt sản phẩm thật, chiêc iPhone 3D còn được gắn thêm một chiếc case bên ngoài cùng với 2 chiếc loa mô phỏng 2 bên.
 
2. Bikini
 
 
Bộ bikini công nghệ cao có nguồn gốc từ “nylon12” – loại vật liệu được sử dụng trong quá trình in 3D. Nylon 12 linh hoạt và có thể in với độ mỏng ấn tượng 0,7 mm. Vật liệu này là không thấm nước, do đó nó rất lý tưởng để thiết kế quần áo bơi. Không những thế theo các nhà chế tạo, nó còn trở nên thoải mái hơn khi bị ướt. Một quá trình được gọi là chọn lọc tia laser liên kết (SLS) được sử dụng để đạt được các thiết kế hình học phức tạp kết hợp các vòng tròn với nhau bằng liên kết rất nhỏ.
 
3. Hiện vật lịch sử
 
 
Viện Smithsonian đã sử dụng phương pháp in 3D để tái hiện lại các hiện vật lịch sử. Họ bắt đầu quá trình với việc tái tạo các hiện vật trong bộ sưu tập của mình nhằm nhân bản chúng, sử dụng hệ thông RedEye on Demand. Dự án sắp tới là tái tạo tượng Thomas Jefferson – bản sao lớn nhất thuộc thể loại này.
 
4. Đồng hồ
 
 
Một đồng hồ analog cũ với cả tấn bánh răng là một thiết bị khá phức tạp nhưng đòi hỏi độ chính xác cao, yêu cầu phải được thực hiện thủ công. Ngày nay, công nghệ in 3D cung cấp độ chính xác cao giúp việc
 
5. Hàm răng
 
 
Chân tay giả là một ví dụ rất điển hình cho việc sử dụng công nghệ in 3D và hiện nay hàm răng cũng có thể được chế tạo. Hàm răng này được sử dụng để thay thế cho hàm răng đã bị hỏng của một bệnh nhân 83 tuổi. Hàm dưới đã được chế tạo từ bột titan và nặng xấp xỉ 107 g (3,77 ounces), được phủ một lớp plasma xương nhân tạo (hydroxy-apatit thay thế hợp chất xương) .
 
6. PL1Q Vampire quadcopter
 
 
Sản phẩm của một nhà thiết kế người Thụy điển, mô phỏng theo cơ chế của trực thăng, cất cánh và hạ cánh theo phương thẳng đứng. Các bộ phận được thiết kế riêng biệt và có thể tháo lắp dễ dàng.
 
7. Ô tô Urbee
 
 
Urbee sử dụng cả hai động cơ điện và khí đốt đồng thời, đạt mức 200 mpg (1,2L/100km) trên đường cao tốc và 100 (2,3L/100km) mpg trong thành phố. Nó có thể được sạc đầy trong một đêm. Urbee là kết quả của sự hợp tác giữa nhóm kỹ thuật Winnipeg - thiết kế chiếc xe và nhà sản xuất máy sản xuất phụ gia - Stratasys, chịu trách nhiệm cho việc in ấn các thành phần bên ngoài của chiếc xe.
 
8. Công trình
 
Về cơ bản, đó là một máy in 3D rất lớn với sự kết hợp của hợp chất ép và chất kết dính dạng lỏng với cát và một chất xúc tác rắn trộn đều với nhau. Toàn bộ quá trình chỉ mất 1/4 thời gian so với các kỹ thuật xây dựng truyền thống. Dưới đây là một đoạn giới thiệu về quá trình sáng chế :
Read more…